Rong kinh sau sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

 Rong kinh sau sinh có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm khi gặp tình trạng này. Hiện tượng kinh nguyệt kéo dài khiến các mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt giai đoạn cơ thể có nhiều biến đổi, vất vả vì chăm con. Vậy hiện tượng này nguy hiểm không, cách khắc phục nào triệt để? Theo dõi nội dung dưới đây để biết câu trả lời.

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng rong kinh sau sinh

Trước khi giải đáp rong kinh sau sinh có nguy hiểm không, chị em cần nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng này. Có thể nói, rong kinh sau sinh là hiện tượng biến đổi bất thường nhiều mẹ bỉm gặp phải.

1. Nguyên nhân rong kinh sau sinh

Thực tế, khó nói chính xác nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rong kinh sau sinh. Tuy nhiên, theo bác sĩ sản phụ khoa, một số nguyên nhân chính khiến mẹ bỉm gặp tình trạng này là:

  •  Hormone bị mất cân bằng

Mỗi tháng, hormone sinh dục estrogen và progesterone trong cơ thể người phụ nữ sẽ tác động khiến niêm mạc tử cung dày lên. Lúc này, lớp niêm mạc bong ra và tạo thành kinh nguyệt vào mỗi tháng. Tuy nhiên, khi 2 hormone sinh dục này mất cân bằng làm cho lớp niêm mạc quá dày, dẫn tới tình trạng xuất huyết nặng thêm khi đến kỳ kinh.

  • Buồng trứng hoạt động trở lại

Suốt giai đoạn thai kỳ, buồng trứng nữ giới không hoạt động. Sau sinh, buồng trứng hoạt động bình thường, xuất hiện kinh nguyệt, nhiều mẹ bỉm gặp tình trạng rong kinh vài tháng đầu.

  •  Mắc bệnh lý phụ khoa

Sau sinh, nhiều chị em phụ nữ không biết cách chăm sóc, vệ sinh vùng kín dẫn tới bệnh viêm nhiễm phụ khoa: U xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung,… Những bệnh này ảnh hưởng cơ quan tử cung, buồng trứng,… dẫn tới rong kinh sau sinh.

  • Uống thuốc tránh thai

Nhiều chị em sau sinh sợ có thai nên sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc tránh thai là rối loạn nội tiết tố dẫn tới rong kinh.

2. Nhận biết triệu chứng rong kinh sau sinh

Không chỉ thắc mắc rong kinh sau sinh có nguy hiểm không, chị em còn băn khoăn cách nhận biết rong kinh như thế nào? Triệu chứng dễ nhận biết nhất của rong kinh sau sinh là xuất huyết nặng khi đến kỳ kinh.

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác:

  • Kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu lớn hơn 80 ml/một chu kỳ (thông thường lượng máu từ 50 - 80 ml/ một chu kỳ)

  • Kinh nguyệt vón thành từng cục lớn

  • Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, chán nản

  • Mẹ bỉm mệt mỏi và thường thở dốc

  • Việc ra quá nhiều máu trong một chu kỳ dẫn tới cơ thể bị thiếu máu, suy nhược và nặng hơn là ngất xỉu.

Kinh nguyệt sau sinh ra rất nhiều có nguy hiểm?

Rong kinh sau sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có. Thông thường, tình trạng rong kinh đã khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt, thường xuyên chóng mặt, choáng váng. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh, tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn bởi họ vẫn đang trong thời gian ở cữ, phục hồi thể trạng.

Hơn nữa, áp lực chăm sóc con nhỏ, không có thời gian chăm sóc bản thân. Nhịp sinh hoạt, ăn ngủ thất thường,… cũng là nguyên nhân khiến cơ thể, tinh thần người mẹ sa sút trầm trọng.



Phụ nữ sau sinh đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe. Lúc này, cơ thể họ rất yếu, nội tiết tố rối loạn làm da dẻ, tóc móng không còn sức sống như trước. Đây là khoảng thời gian mẹ bỉm dễ ốm, dễ bệnh nhất, đặc biệt các bệnh phụ khoa.

Rong kinh sau sinh khiến sức khỏe không tốt. Đồng thời dẫn tới thiếu máu, giảm sức đề kháng,…

Ngoài ra, môi trường ẩm ướt ướt ở vùng kín khi rong kinh là tác nhân khiến vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển, gây bệnh phụ khoa. Vì vậy, mẹ bỉm hết sức cẩn thận. Vì mắc bệnh phụ khoa thời điểm này khiến việc điều trị phức tạp vì đang cho con bú.

Về tâm lý, mẹ bỉm sau sinh rất nhạy cảm. Nếu rong kinh kéo dài khiến mẹ ngày càng khó chịu, căng thẳng, thậm chí trầm cảm sau sinh.

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rong kinh sau sinh có nguy hiểm không đã có câu trả lời. Rong kinh sau sinh tương tự rong kinh thông thường. Nếu mẹ bỉm chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, ảnh hưởng sức khỏe con yêu nếu trong giai đoạn cho con bú.

Có hai phương pháp điều trị rong kinh cho phụ nữ sau sinh phổ biến hiện nay.

1. Bị rong huyết sau sinh điều trị bằng thuốc tây y

Thuốc Tây thường dễ tìm, dễ mua, đa dạng chủng loại cho mẹ bỉm lựa chọn. Tuy nhiên, với tình trạng cơ thể đang trong quá trình hồi phục sau sinh và lo ngại ảnh hưởng đến con khi cho bé bú sữa mẹ.

Mẹ bỉm cần có kế hoạch thăm khám để nhận tư vấn chính xác từ bác sĩ. Tránh trường hợp dùng thuốc không đúng, gây hậu quả nghiêm trọng. 

2. Mẹo chữa rong kinh sau sinh bằng bài thuốc dân gian

Như vậy rong kinh sau sinh có nguy hiểm không đã có lời giải. Vậy mẹo dân gian chữa rong kinh sau sinh có hiệu quả? Hầu hết các bài thuốc dân gian có độ an toàn cao hơn thuốc tây y.

Cách chữa rong kinh bằng gừng

Chữa rong kinh bằng gừng giúp điều chỉnh lượng máu chảy ra, giảm bớt triệu chứng đau bụng.

Cách thực hiện: Dùng gừng làm gia vị nấu ăn hàng ngày hoặc dùng để nấu trà gừng uống 4 lần/ngày.

Lưu ý: Có thể thêm mật ong để tăng hiệu quả điều trị và nên uống khi nước còn ấm.

Mẹo chữa rong kinh sau sinh bằng đu đủ xanh

Đu đủ xanh là loại trái cây có tác dụng chữa rong kinh hiệu quả. Loại quả này có tác dụng làm giảm lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh, đồng thời làm giảm bớt cơn đau ở vùng tử cung.

Cách thực hiện: Xay đu đủ xanh uống hàng ngày và uống đều đặn trước, trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn có thể chế biến đu đủ xanh với các món ăn như canh, hầm thịt, xào,…

Trị rong kinh sau sinh bằng bột tầm xuân

Tầm xuân có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau, giải độc,… Thường được sử dụng để điều trị một số bệnh như tiêu khát, hoàng đản, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt,…

Cách thực hiện: Pha bột tầm xuân với nước uống hàng ngày, nên uống ít nhất 3 lần/ngày thay nước. Trong tầm xuân chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt dễ dàng. Từ đó giúp giảm bớt ảnh hưởng do thiếu máu khi bị rong kinh.

Dùng ngải cứu chữa rong kinh sau sinh

Ngải cứu là vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, máu cam,…

Nguyên liệu: Ngải cứu 16g, cỏ hôi 20g, hy thiêm 12g, ích mẫu thảo 12g, hương phụ chế 10g.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch và phơi khô

  • Cho 600ml nước sắc với các vị trên, cô lại còn 150ml, chia uống 2 lần/ngày. Kiên trì 3 – 4 tháng.

Khuyến cáo: Mẹo dân gian dù an toàn và lành tính nhưng thời gian để giảm triệu chứng khá lâu. Do đó, người bệnh hết sức kiên trì. Thêm nữa, mẹo dân gian chữa rong kinh chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng, không trị triệt để nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý.

Địa chỉ chữa rong kinh sau sinh uy tín Hà Nội

Muốn không phải thắc mắc rong kinh sau sinh có nguy hiểm không, mẹ bỉm nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu đang ở Hà Nội, chị em phụ nữ hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là một trong những địa chỉ y tế có đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, giúp việc thăm khám và điều trị tình trạng rong kinh sau sinh hiệu quả.

Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật y tế hiện đại, được nhập khẩu từ các nước hàng đầu trên thế giới cho kết quả nhanh, chính xác.

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp mẹ bỉm có thêm thông tin về tình trạng rong kinh sau sinh có nguy hiểm không. Ngoài ra, nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ giải đáp miễn phí.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng hợp các tư thế giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả cho phụ nữ

Chia sẻ 12 cách làm kinh nguyệt ra sớm cho chị em phụ nữ

Vì sao bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh? Nguyên nhân và cách khắc phục